Wednesday, August 31, 2016

SECTION 4: EYES - PHẦN 4: MẮT 12. Red Eye - Mắt đỏ



12. RED EYE

12. ĐỎ MẮT

Parul P. Soni and Steven M. Selbst

Parul P. Soni & Steven M. Selbst


1. APPROACH TO THE PROBLEM

1. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

A red eye is an eye with vascular congestion of the conjunctiva resulting from inflammation, trauma, conjunctivitis, or glaucoma. Redness may also be secondary to eyelid pathology. Conjunctivitis is the most common cause of a red eye, whereas glaucoma is rare in pediatrics. Conjunctivitis is commonly referred to as “pink eye” when it is caused by a viral or bacterial infection. Conjunctivitis may also have an allergic etiology. Trauma to the eye can cause eye redness in association with corneal abrasions, iritis, and subconjunctival hemorrhage. Red eye may be related to eyelid pathology such as blepharitis and periorbital (preseptal) or orbital (postseptal) cellulitis (see Chapter 13). Red eyes may also be seen in some systemic diseases such as Kawasaki disease.

Mắt đỏ là tình trạng một mắt có sung huyết của kết mạc mắt nguyên nhân do viêm, chấn thương, viêm kết mạc, hay bệnh tăng nhãn áp. Đỏ mắt cũng có thể là thứ phát sau bệnh mí mắt. Viêm kết mạc là nguyên nhân phổ biến của đỏ mắt, trong khi bệnh tăng nhãn áp thì hiếm gặp ở khoa nhi. Viêm kết mạc thường được gọi là “mắt đỏ” khi nó được gây ra do nhiễm trùng bởi virut hoặc vi khuẩn. Viêm kết mạc cũng có thể có bệnh căn dị ứng. Chấn thương mắt có thể gây ra đỏ mắt kết hợp với trầy xước giác mạc, viêm mống mắt, và xuất huyết dưới kết mạc. Mắt đỏ có thể liên quan với bệnh lí mí mắt như là viêm mí mắt và quanh hốc mắt (trước vách ngăn) hay viêm tế bào trong ổ mắt (sau vách ngăn)(chương 13). Mắt đỏ có thể thấy trong một số bệnh toàn thân như bệnh Kawasaki.

2. KEY POINTS IN THE HISTORY

2. NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG TIỀN SỬ BỆNH

• A history of atopy, allergen exposure, or seasonality will often help distinguish viral from allergic conjunctivitis.
• Pruritus is a common complaint with allergic conjunctivitis.
• While viral and bacterial conjunctivitis may have purulent discharge, early morning lid crusting or gluey eyes usually points to a bacterial etiology.

• The time of presentation is very important in the neonate with conjunctivitis; chemical conjunctivitis usually occurs in the first 24 hours, conjunctivitis secondary to gonococcal infection usually appears within 1 week after birth, and conjunctivitis secondary to chlamydial infection usually appears 1 to 2 weeks after birth.
•Một tiền sử dị ứng, tiếp xúc với chất gây dị ứng, hay thay đổi theo mùa thường giúp phân biệt do virus hay viêm kết mạc dị ứng.
•Ngứa là một triệu chứng thông thường của viêm kết mạc dị ứng.
•Trong khi viêm kết mạc do virus và vi khuẩn có thể có chảy mủ, đóng vảy cứng mi mắt vào sáng sớm hay dính mắt thường chỉ ra một nguyên nhân do vi khuẩn.
•Thời gian nhập viện là rất quan trọng ở trẻ sơ sinh với viêm kết mạc; viêm kết mạc do hóa chất thường xảy ra trong 24h đầu, viêm kết mạc thứ phát sau nhiễm lậu cầu thường xuất hiện trong vòng 1 tuần sau khi sinh, và do Chlamydial thường xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi sinh.
• Ocular pain with eye movement suggests orbital cellulitis rather than preseptal cellulitis.
• Pain after trauma suggests corneal abrasion or iritis, while subconjunctival hemorrhages are usually painless.
• Decreased vision and marked photophobia suggest a more serious diagnosis, such as glaucoma.
• Consider Kawasaki disease when an irritable child with fever has red eyes but no eye discharge.

•Đau mắt khi c động mắt cho thấy viêm tế bào trong ổ mắt hơn là viêm tế bào quanh ổ mắt.
•Đau sau chấn thương gợi ý có trầy xước giác mạc hay viêm mống mắt, trong khi xuất huyết dưới kết mạc là không đau.
•Gim thị lực và chứng sợ ánh sáng rõ rệt gợi ý một chẩn đoán nặng hơn, chẳng hạn bệnh tăng nhãn áp.
Cân nhắc bệnh Kawasaki khi một đứa trẻ đang sốt, dễ bị kích thích lại có mắt đỏ nhưng không chảy ghèn.

3. KEY POINTS IN THE PHYSICAL EXAMINATION


3.NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG KHÁM THỰC THỂ
Chemosis is swelling of the conjunctiva due to allergy or irritation.
Conjunctivitis associated with pharyngitis is often caused by adenovirus.
A palpable, preauricular lymph node in association with conjunctivitis is suspicious for viral conjunctivitis.
Unilateral conjunctivitis with surrounding vesicular lesions is highly suspicious for keratoconjunctivitis resulting from herpes simplex virus.
A history of gluey or sticky eyelids and physical findings of mucoid or purulent discharge are highly predictive of bacterial infection
•Phù kết mạc là sưng nề kết mạc do dị ứng hay kích ứng.
•Viêm kết mạc kết hợp với viêm họng thường do adenovirus.
Hạch lympho trước tai sờ thấy được kết hợp với viêm kết mạc thì nghi ngờ viêm kết mạc do virus.
•Viêm kết mạc một bên với thương tổn mụn nước bao quanh thì rất đáng ngờ viêm kết giác mạc do virus herpes simplex.
•Một tiền sử mi mắt dính hay nhầy và dấu hiệu thực thể của chảy nhầy hay mủ thì là dấu hiệu dự báo khá chắc chắn nhiễm trùng do vi khuẩn.
• Forty percent to fifty percent of those who have conjunctivitis in association with acute otitis media (formerly described as the otitis media–conjunctivitis syndrome) may have infection due to nontypeable Haemophilus influenzae.
• Visual acuity, because it may be impaired, should be tested whenever orbital cellulitis is suspected.
• Signs of orbital cellulitis, such as limited eye movement and decreased vision, may mimic those of orbital pseudotumor and neoplasm.
• Fluorescein examination is extremely helpful in diagnosing a corneal abrasion. Holding the fluorescein strip near the outer canthus, while having the patient blink, allows the dye to taint the tears. To further limit discomfort, fluorescein dye may be applied to the conjunctiva following the application of an ocular anesthetic.
• Consider other diagnoses, such as keratitis, iritis, or uveitis, when the limbus (the sclerocorneal junction) is involved.

•40% - 50% những người viêm kết mạc kết hợp với viêm tai giữa cấp (trước đây mô tả là hội chứng viêm tai giữa-kết mạc) có thể nhiễm trùng do Haemophilus influenzae không xác định được typ.

Bởi vì độ tinh tường của mắt có thể suy yếu, nên kiểm tra nó bất cứ lúc nào nghi ngờ viêm tế bào trong ổ mắt.
Dấu hiệu của viêm tế bào trong ổ mắt, như là hạn chế chuyển động của mắt và giảm thị lực, có thể tương tự như triệu chứng giả u hay u ác tính ổ mắt.
Thử nghiệm Fluorescein là cực kì hữu ích trong chẩn đoán một trầy xước giác mạc. Giữ dải fluorescein gần khóe mắt bên ngoài, trong khi bệnh nhân nhấp nháy, cho phép thuốc nhuộm hòa vào nước mắt. Để hạn chế bớt sự khó chịu, thuốc nhuộm fluorescein có thể được đặt vào kết mạc sau khi dùng thuốc gây tê mắt.
•Hãy xem xét các chẩn đoán khác, như là viêm giác mạc, viêm mống mắt hay viêm màng bồ đào khi rìa (đường tiếp giáp củng giác mạc) bị cun vào.


AUDIO (UK)


4. PHOTOGRAPHS OF SELECTED DIAGNOSES


4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHẨN ĐOÁN



Figure 12-1 Hình 12-1
Figure 12-2 Hình 12-2

Figure 12-1 Allergic conjunctivitis with lid edema and conjunctival injection.
Hình 12-1 Viêm kết mạc dị ứng với phù mi mắt và nhiễm trùng kết mạc.

Figure 12-2 Viral conjunctivitis. Note the classic appearance of the red eye, absence of thick eye discharge.
Hình 12-2 Viêm kết mạc do virus. Chú ý sự xuất hiện của mắt đỏ điển hình, không có ghèn đặc ở mắt


Figure 12-3 Hình 12-3
Figure 12-4 Hình 12-4

Figure 12-3 Conjunctivitis with a subconjunctival hemorrhage. Note the subconjunctival hemorrhage on the left.
Hình 12-3 Viêm kết mạc với xuất huyết dưới kết mạc. Chú ý xuất huyết dưới kết mạc bên trái.

Figure 12-4 Herpes keratoconjunctivitis. Note the classic vesicular lesions around the eye.
Hình 12-4 Viêm giác kết mạc do Herpes. Chú ý các thương tổn mụn nước điển hình quanh mắt.


Figure 12-5 Hình 12-5
Figure 12-6 Hình 12-6

Figure 12-5 Bacterial conjunctivitis. The early-morning eyelid gluing and/or crusting may be absent on examination.
Hình 12-5 Viêm kết mạc do nhiễm khuẩn. Mi mắt dính và/hoặc đóng vảy vào sáng sớm có thể không có trong khi khám.

Figure 12-6 Gonococcal ophthalmia neonatorum.
Hình 12-6 Viêm mắt sơ sinh do lậu cầu.



Figure 12-7 Hình 12-7
Figure 12-8 Hình 12-8

Figure 12-7 Chlamydia conjunctivitis. Note the severe chemosis and purulent discharge.
Hình 12-7 Viêm kết mạc do Chlamydia. Chú ý phù kết mạc dữ dội và chảy mủ.

Figure 12-8 Blepharitis. Note the irritation of the eyelid margins.
Hình 12-8 Viêm mi mắt. Chú ý sự sưng tấy lên (sự kích ứng) của bờ mi mắt.



Figure 12-9 Hình 12-9
Figure 12-10 Hình 12-10

Figure 12-9 Periorbital cellulitis. Note the erythema and swelling of the eyelids.
Hình 12-9 Viêm tế bào quanh ổ mắt. Chú ý ban đỏ và sưng của mi mắt.

Figure 12-10 Orbital cellulitis. Note swelling and proptosis of the right.
Hình 12-10 Viêm tế bào trong ổ mắt. Chú ý sưng và  lồi của mắt phải.


Figure 12-11 Hình 12-11
Figure 12-12 Hình 12-12


Figure 12-11 Chemosis. Note the impressive swelling of the conjunctiva.
Hình 12-11 Phù kết mạc. Chú ý sưng ấn tượng của kết mạc.

Figure 12-12 Corneal abrasion. Note the prominence of fluorescein medially.
Hình 12-12 Trầy xước giác mạc. Chú ý sự nổi bật của fluorescein ở giữa mắt.



Figure 12-13 Hình 12-13
Figure 12-13 Hình 12-14
Figure 12-13 Traumatic iritis. Note the conjunctival injection that appeared the day after trauma.
Hình 12-13 Viêm mống mắt do chấn thương. Chú ý nhiễm trùng kết mạc xuất hiện một ngày sau chấn thương.

Figure 12-14 Conjunctivitis seen with Kawasaki disease
Hình 12-14 Viêm kết mạc được quan sát khi bị bệnh Kawasaki




5. DIFFERENTIAL DIAGNOSIS

5. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT


DIAGNOSIS
lCD-10*
DISTINGUISHING
CHARACTERISTICS
DISTRIBUTION
DURATION/
CHRONICITY
CHẨN ĐOÁN
ICD-10
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT
PHÂN BỐ
THỜI GIAN/ ĐỘ MẠN TÍNH
Allergic
Conjunctivitis
H10.10 Acute atopic conjunctivitis, unspecified eye
H10.45 Other chronic allergic conjunctivitis
Seasonal or year-round
Pruritic
Conjunctival edema (chemosis)
Usually watery discharge
Bilateral
Diffuse (involves whole conjunctiva and sclera)

Resolves with allergen
removal and/or treatment
Viêm kết mạc dị ứng
H10.10 Viêm kết mạc dị ứng cấp tính, mắt không xác định.
H10.45 Viêm kết mạc dị ứng mạn tính khác.
Theo mùa hay quanh năm
Ngứa
Phù kết mạc
Thường chảy nước mắt
Hai bên
Lan tỏa (liên quan đến kết mạc và cng mạc)
Chấm dút khi loại bỏ dị nguyên và /hoặc điều trị
Viral Conjunctivitis
B30.9 Viral conjunctivitis,
unspecified
History of exposure
Ocular discomfort
Watery discharge
Tender preauricular lymph node
Follicular aggregates
Diffuse (involves whole conjunctiva and sclera)
3—7 days
Self-limited
Viêm kết mạc do virus
B30.9 Viêm kết mạc do virus, không xác định
Tiền sử tiếp xúc
Mắt khó chịu
Chảy nước mắt
Hạch lympho trước tai nhạy cảm đau
Đám nang
Lan tỏa (liên quan đến kết mạc và cũng mạc)
3-7 ngày
Tự hạn chế
Herpes
Keratoconjunctivitis
B00.52 Herpes simplex
keratoconjunctivitis

Lid often swollen
Watery discharge
Painful
Unilateral
Photophobia
Foreign body sensation
Periorbital vesicles
Dendritic (tree-like) pattern with fluorescent stain seen with slit lamp
Diffuse
Variable, depends on
treatment
May be recurrent
Viêm kết giác mạc do Herpes
B00.52 Viêm kết giác mạc do Herpes simplex
Mí mắt thường sưng nề
Chảy nước mắt
Đau
Một bên
Sợ ánh sáng
Cảm giác có dị vật
Mụn nước quanh ổ mắt
Dạng hình cây khi nhuộm huỳnh quang xem với đèn khe
Lan tỏa
Có thể thay đổi, phụ thuộc vào điều trị
Có thể tái diễn
Bacterial
Conjunctivitis
H10.89 Other conjunctivitis
Bacterial conjunctivitis
Usually mucopurulent discharge
Early-morning crusty or “gluey” eye
Diffuse marked erythema
7—10 days
Generally self-limited in
infants and older children
Viêm kết mạc do vi khuẩn
H10.89 Viêm kết mạc khác
Viêm kết mạc do vi khuẩn
Thường chảy nhầy mủ
Đóng vảy vào sáng sớm hay dính mắt
Ban đỏ lan tỏa rõ rệt
7-10 ngày
Thường tự giới hạn trẻ dưới 1 tuổi hoặc lớn hơn
Gonococcal conjunctivitis
A54.31 Gonococcal conjunctivitis
Profuse purulent discharge
Lids often swollen
High risk in neonates usually less than 2 weeks old and sexually active adolescents
Diffuse hyperacute conjunctival injection
Variable, depends on
treatment
Viêm kết mạc do lậu cầu

A54.31 Viêm kết mạc do lậu cầu
Chảy mủ nhiều
Mi mắt thường sưng
Nguy cơ cao ở trẻ sơ sinh thiếu 2 tuần tuổi và thiếu niên có quan hệ tình dục
Nhiễm trùng kết mạc tối cấp lan tỏa
Thay đổi, phụ thuộc vào điều trị
Blepharitis
H01.009
Unspecified
blepharitis unspecified eye,
unspecified eyelid
Redness and swelling of eyelid margins
Scaly, flaky debris on lid margins
Gritty, burning sensation
Matting of eyelashes upon
awakening
Eyelid margins
Chronicirecurrent
Viêm mí mắt
H01.009 Viêm mí mắt không xác định, không xác  định mắt
không xác  định
Đỏ và sưng nề bờ mí mắt
Dạng vảy, mảnh bong trên bờ mi mắt
Cảm giác nóng buốt như có vật cứng
Lông mi tết lại khi mới ngủ dậy giấc
Bờ mí mắt
Tái phát mạn tính
Periorbital (Preseptal) Cellulitis
H05.019 Cellulitis of unspecified orbit
Infection of the space anterior to the orbital septum
Lid warmth, edema, erythema, and tenderness
More common in children <5 years
Usually unilateral
Eyelids, upper and lower
Resolves after 7—10 days
with oral antibiotic
treatment
Viêm tế bào quanh ổ mắt
H05.019 Viêm tế bào của ổ mắt không xác định.
Nhiễm trùng khoang trước vách ngăn ổ mắt
Mi mắt nóng, phù, ban đỏ và nhạy cảm đau
Phổ biến hơn ở trẻ < 5 tuổi
Thường một bên
Mí mắt, trên và dưới
Khỏi sau 7-10 ngày với điều trị kháng sinh đường uống
Orbital (Postseptal) Cellulitis
H05.01
Infection involving the orbital structures posterior to the orbital septum
Lid warmth, edema, erythema, and tenderness
Chemosis
Proptosis
Decreased extraocular movement
Periocular pain
Usually unilateral
Eyelids, upper and lower
Mild, diffuse conjunctival injection
Resolves after 10—14 days
with IV and oral antibiotic
treatment
Viêm tế bào trong ô mắt
H05.01
Nhiễm trùng liên quan cấu trúc ổ mắt sau vách ngăn ổ mắt.
Mi mắt nóng, phù, ban đỏ và nhạy đau
Phù kết mạc
Chứng lồi mắt
Chuyển động ngoài mắt giảm
Đau xung quanh mắt
Thường bị một bên
Mi mắt, trên và dưới
Nhiễm trùng kết mạc lan tỏa nhẹ
Khỏi sau 10-14 ngày với điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch và đường uống
Subconjunctival
Hemorrhage
H11.3
Painless
Benign
Spontaneous resolution
Localized rupture of small
subconjunctival vessels
Resolves in 2—3 weeks
Xuất huyết dưới kết mạc
H11.3
Không đau
Lành tính
Tự lành
Vỡ cục bộ mạch máu nhỏ dưới kết mạc
Khỏi sau 2-3 tuần
Corneal Abrasion
S05.OOXA
Injury of
conjunctiva and corneal abrasion without foreign

body, unspecified eye, initial encounter
Intense pain
Tearing
(+/-) photophobia
Localized
Improves within
24-48 hours
Trầy xước giác mạc
S05.OOXA
Thương tổn giác mạc và trầy xước giác mạc mà không do dị vật, mắt không xác định, mắc lần đầu
Đau dữ dội
Chảy nước mắt
(+/-) Sợ ánh sáng
Khu trú
Cải thiện trong vòng 24-48h
Glaucoma
H40
Cloudy or hazy cornea (because of
corneal edema)
Tearing but discharge is unusual
Photophobia, blurred vision
Irregular comeal reflex
Rare in children except congenital variety
The eye may appear large.
Circumcorneal injection (ciliary
flush)
Variable
Bệnh tăng nhãn áp
H40
Giác mạc đục hay mờ (do phù giác mạc)
Chảy nước mắt ghèn mắt bất thường
Sợ ánh sáng, nhìn mờ/không rõ nét
Phản xạ giác mạc bất thướng
Hiếm khi ở trẻ em trừ dạng bẩm sinh
Mắt có vẻ to
Cương tụ quanh giác mạc (đỏ mi)
Thay đổi
Conjunctivitis with
Kawasaki disease
H10.89 Other conjunctivitis
Nonpurulent
Nonulcerative
Bilateral
Bulbar conjunctivitis (spares
limbus)

1—2 weeks if untreated
Viêm kết mạc với bệnh Kawasaki
H10.89 Viêm kết mạc khác
Không chảy mủ
Không loét
Hai bên
Viêm kết mạc hành (rìa không bị viêm)
1-2 tuần nếu không điều trị


DIAGNOSIS
ASSOCIATED
FINDINGS
COMPLICATIONS
PREDISPOSING
FACTORS
TREATMENT
GUIDELINES
CHẨN ĐOÁN
DẤU HIỆU LIÊN QUAN
BIẾN CHỨNG
YẾU TỐ LÀM DỄ
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
Allergic
Conjunctivitis
Atopy
Teary eyes
Photophobia
Usually none
Allergens including pollen, ragweed, dust, animal dander (usually airborne)
Oral or topical
antihistamines
Viêm kết mạc dị ứng
Cơ địa dị ứng
Mắt ướt
Chứng sợ ánh sáng
Thường không có
Chất gây dị ứng bao gồm phấn hoa, cỏ lưỡi chó, bụi, lông thú vật (thường bay trong không khí)
Kháng histamine đường uống hoặc tại chỗ
Viral Conjunctivitis
Viral syndrome (fever,
pharyngitis. adenopathy)
Ocular discomfort
Eyelid swelling
Infectious to others
Exposure from direct
contact or from fomites
Self-resolving
Emphasis on hand washing
Viêm kết mạc do virus
Hội chứng do virus( sốt, viêm họng, bệnh tuyến/hạch)
Mắt khó chịu
Sưng mí mắt
Lây nhiễm cho những người khác
Phơi nhiễm từ tiếp xúc trực tiếp  hoặc từ vật truyền bệnh
Tự khỏi
Nhấn mạnh việc rửa tay
Herpes
Keratoconjunctivitis
Mucocutaneous or
predominantly periorbital vesicles
Corneal ulceration
Systemic involvement
Sepsis-like picture or
seizures in neonates

Systemic infection in
neonates
Infectious to others
Neonates of infected
mothers are at risk
Sexually active adolescents
Ocular antiviral in
conjunction with oral
acydovir
Consult ophthalmologist.
Viêm kết giác mạc do Herpes
Mụn nước niêm mạc da hoặc chủ yếu quanh ổ mắt
Loét giác
Liên quan tham toàn thân
Bệnh cảnh giống nhiễm trùng huyết hoặc co giật ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng toàn thân ở trẻ sơ sinh
Lây nhiễm cho người khác
Trẻ sơ sinh mẹ nhiễm bệnh yếu tố nguy cơ.
Thiếu niên quan hệ tình dục
Kháng virus nhỏ mắt kết hợp với acydovir đường uống
Tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa
Bacterial
Conjunctivitis
Sometimes occurs with
acute otitis media (usually
due to nontypeable H.
influenzae)
Ocular discomfort
Infectious to others
Exposure from direct
contact with other infected
individuals
Ocular antibiotics
Add oral antibiotics if
suspecting H. influenzae
Consult ophthalmologist if contact lens wearer
Viêm kết mạc do vi khuẩn
Đôi khi xảy ra với viêm tai giữa cấp (thường do H. Influenzae không xác định được typ)
Sự khó chịu trong mắt
Lây nhiễm cho những người khác
Phơi nhiễm từ tiếp xúc trực tiếp với cá nhân bị nhiễm khác
Kháng sinh ở mắt
Thêm kháng sinh đường uống nếu nghi ngờ H. influerza
Tham khảo bác sĩ nhãn khoa nếu mang kính áp tròng
Gonococcal conjunctivitis
Sepsis-like picture in
neonates
May be associated with
disseminated gonococcal
disease (arthritis, rash)
or urethral discharge in
adolescents
Loss of eye from abscess, corneal ulceration,
and perforation when
untreated
Infectious to others
Vertical transmission
(mother to baby)
Sexually active adolescents
Victims of sexual abuse
Exposure to (direct
contact) infected person
Consider full sepsis workup in neonates and admission for IV antibiotics
Consult ophthalmologist.
Viêm kết mạc do lậu cầu

Bệnh cảnh giống nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh
Có thể kết hợp với bệnh lậu cầu phân tán (viêm khớp, phát ban) hay chảy mủ niệu đạo ở thanh thiếu niên.
Mất mắt do áp xe,
loét giác mạc,
và thủng khi
không được điều trị
Lây nhiễm cho người khác
Lây truyền dọc
(Mẹ sang con)
Vị thành niên có quan hệ tình dục
Các nạn nhân của lạm dụng tình dục
Phơi nhiễm với (trực tiếp xúc) người bị nhiễm
Cân nhắc giải quyết nhiễm khuẩn huyết đầy đủ ở trẻ sơ sinh và nhập viện để điều trị kháng sinh IV tĩnh mạch
Tham khảo bác sĩ nhãn khoa.
Blepharitis
Rosacea or seborrheic
dermatitis
Hordeolum
Usually none
Keep eyelids clean.
Warm compresses and
light scrubbing with baby
shampoo
Consider ocular antibiotics.
Viêm mi mắt
Trứng cả đó hoặc viêm da do tiết bã nhờn
Lẹo mắt
Thường không có
Giữ mi mắt sạch.
Chườm nóng và lau nhẹ với thuốc gội đầu trẻ em
Xem xét cho kháng sinh ở mắt

Periorbital (Preseptal) Cellulitis
Fever and pain
Orbital cellulitis
Bacteremia/sepsis
Meningitis
Minor trauma or insect bite
Localized lid infections
Bacteremia because of H. influenzae type B
Oral antibiotics, IV
antibiotics if ill appearing,
not improving
Viêm tế bào quanh ổ mắt
Sốt và đau

Viêm tế bào ổ mắt
Nhiễm trùng huyết
Viêm màng não
Chấn thương nhỏ và vết cắn côn trùng
Nhiễm trùng mi mắt khu trú
Nhiễm trùng huyết do H. influenzae type B
Kháng sinh đường uống, kháng sinh TM nếu bệnh nặng lên hay không cải thiện.
Orbital (Postseptal) Cellulitis
Fever
Associated URI (upper
respiratory tract infection) symptoms
Decreased visual acuity
Malaise
Blindness
Brain abscess
Meningitis
Cavernous sinus

thrombosis
Sinusitis
Minor trauma
Dental abscess
Periorbital (preseptal)
cellulitis
CT scan of the orbits
Ophthalmology consult
Otolaryngology consult
if sinus infection, abscess found
IV antibiotics
Viêm tế bào trong ô mắt
Sốt
Triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên có lien quan
Giảm thị lực
Khó chịu
Mù mắt
Ap xe não
Viêm màng não
Huyết khối xoang hang
Viêm xoang
Chấn thương nhẹ
Ap xe răng
Viêm tế bao quanh ổ mắt
CT scan ổ mắt
Tư vấn khoa mắt,
tai mũi họng
Nếu xoang nhiễm trùng, phát hiện apxe, kháng sinh TM
Subconjunctival
Hemorrhage
Periorbital trauma
None
Direct trauma
Spontaneous
Childbirth or birth trauma
Increased intrathoracic
pressure (as seen with
coughing, vomiting)
Self-resolving
Xuất huyết dưới kết mạc
Chấn thương quanh ổ mắt
Không có
Chấn thương trực tiếp
Tự phát
Tắng áp lồng ngực khi sinh con hoặc do sang chấn khi sinh (nhìn thấy với ho, nôn)
Tự khỏi
Corneal Abrasion
Facial trauma
Other eye injury
Infection
Ulceration (contact lens
wearers)
Direct trauma
Rubbing eyes
Foreign body
Insertion/removal of
contact lenses
Ocular antibiotics
Follow-up with
ophthalmology if no
Improvement in 2 days or promptly if contact lens wearer
Discontinue use of contact lenses
Trầy xước giác mạc
Chấn thương mặt
Chấn thương khác mắt
Nhiễm trùng
Loét (đeo kính áp tròng)
Chấn thương trc tiếp
Dụi mắt
Dị vật
Mang/tháo kính áp tròng
Kháng sinh ở mắt
Tái khám khoa mắt nếu không cải thiện sau 2 ngày hoặc kịp thời nếu đeo kính áp tròng
Ngừng sử dụng kính áp tròng
Glaucoma
Increased intraocular
pressure
Acute periocular pain
Nausea and vomiting with acute angle glaucoma
Blindness
Trauma
Congenital
Other ocular diseases
Consult ophthalmologist
Bệnh tăng nhãn áp
Tăng áp lc trong ổ mắt
Đau quanh ổ mắt câp
Buồn nôn và nôn với tăng nhãn áp góc cấp
Mù mắt
Chấn thương
Bẩm sinh
Bệnh về mắt khác
Tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa
Conjunctivitis with
Kawasaki disease
Signs and symptoms of
acute phase of Kawasaki
disease (fever, irritability,
rash, Iymphadenopathy,
mucous membrane and
extremities changes)
Acute iridocyclitis
Punctate keratitis
Subconjunctival
hemorrhage
Coronary artery
aneurysms, myocardial
infarction, and/or death

when Kawasaki disease is left untreated
Uncertain
Admission for IVIG, aspirin,
echocardiogram,
cardiology consultation
Viêm kết mạc với bệnh Kawasaki
Dấu hiệu và triệu chứng của giai đoạn cấp của bệnh Kawasaki (sốt, dễ kích ứng, phát ban, bệnh tuyến hạch, màng nhầy và chi thay đổi)
Viêm mống mắt thể mi cấp
Viêm giác mạc đốm
Xuất huyết dưới kết mạc
Phình động mạch vành, nhồi máu cơ tim, và/ hoặc chết khi bệnh Kawasaki không được điều trị
Không chắc chắn
Nhập viện để điều trị globulin miễn dịch TM, aspirin, điện tâm đồ, tư vấn tim mạch


*International Classification of Diseases – 10th edition
Phân loại bệnh quốc tế - xuất bản lần thứ 10



6. OTHER DIAGNOSES TO CONSIDER

6. CÁC CHẨN ĐOÁN KHÁC CẦN XEM XÉT

• Dacryocystitis
• Keratitis
• Episcleritis/scleritis
• Chemical or toxin conjunctivitis
• Iritis (anterior uveitis or iridocyclitis)

•Viêm túi lệ
•Viêm giác mạc
Viêm thượng cng mạc / viêm củng mạc
•Viêm kết mạc do hóa chất hay chất độc
•Viêm mống mắt (viêm màng bồ đào trước hoặc viêm mống mắt thể mi)

When to Consider Further Evaluation or Treatment
Khi cần nào cần xem xét tiếp tục đánh giá hoặc điều trị

• All patients suspected to have herpes simplex virus keratitis should follow up with an ophthalmologist.
• Neonates suspected of having gonococcal conjunctivitis should be hospitalized, and consideration should be given to conducting a full sepsis workup.
• Patients with orbital cellulitis should be admitted for intravenous antibiotics, an ophthalmology evaluation, and an orbital CT scan to rule out abscess formation.
• For patients with corneal abrasions, prescribe an ocular antibiotic such as erythromycin for prophylaxis against conjunctivitis.

• Corneal abrasions usually heal within 24 to 48 hours. Consultation with an ophthalmologist and a slit lamp examination may be necessary if symptoms persist. Prompt consultation is essential if the patient wears contact lenses.
• Avoid prescribing steroids to treat patients with red eye in the absence of an ophthalmology consultation.


•Tất cả bệnh nhân nghi ngờ có viêm giác mạc do virus herpes simplex nên đi đến bác sĩ nhãn khoa

•Trẻ sơ sinh nghi ngờ có viêm giác mạc do lậu cầu nên được nhập viện, và nên cân nhắc tiến hành điều trị nhiễm khuẩn huyết đầy đủ.

•Bệnh nhân với viêm tế bào trong ổ mắt nên được nhập viện để điều trị kháng sinh tĩnh mạch, đánh giá nhãn khoa, và một CT scan ổ mắt để loại trừ sự hình thành áp xe

•Đối với bệnh nhân bị trầy xước giác mạc, kê đơn kháng sinh tại mắt như là erythromycin để dự phòng viêm kết mạc

•Trầy xước giác mạc thường tự lành trong vòng 24-48h. Khám bác sĩ nhãn khoa với đèn khe có thể cần thiết nếu những triệu chứng còn dai dẳng. Tư vấn kịp thời là rất cần thiết nếu bệnh nhân đeo kính áp tròng

•Tránh kê đơn steroids để điều trị bệnh nhân mắt đỏ khi không có hội chẩn với bác sĩ nhãn khoa





Người dịch: TRẦN QUANG THÁI