Wednesday, August 31, 2016

SECTION 1: VISUAL DIAGNOSES IN THE NEWBORN - PHẦN 1: CHẨN ĐOÁN TRỰC QUAN TRẺ SƠ SINH 01. Breastfeeding - Cho con bú sữa mẹ


01. BREAST FEEDING


01. CHO BÚ SỮA MẸ

1. APPROACH TO THE PROBLEM

1. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ

Assessing a nursing infant requires careful attention to the mother and the child during each clinical encounter. Effective diagnosis and treatment of breastfeeding problems cannot be accomplished without the clinician’s observation of the infant at the mother’s breast.

 Việc đánh giá trẻ bú mẹ đỏi hỏi chú ý cẩn thận tới mẹ và em bé trong mỗi lần thăm khám lâm sàng. Chẩn đoán và điều trị có hiệu quả các vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ không thể được thực hiện mà không có sự theo dõi của bác sĩ lâm sàng khi trẻ đang bú mẹ
Unlike most other pediatric encounters, the mother becomes an important subject of a focused history and physical examination. In the mother’s medical and social history, critical findings can help the clinician easily identify treatable conditions or more difficult challenges to successful breastfeeding. Similarly, examination of the mother’s breast can reveal tell-tale signs of underlying problems. First-time mothers will usually feel their milk “come in” by 72 hours after delivery. Infrequent or inadequate drainage of the breasts in the first days of life can result in greater pain from engorgement and ultimately affect the volume of milk produced.

Khác với hầu hết các thăm khám nhi khoa khác, người mẹ trở thành một nhân tố quan trọng trong khai thác tiền sử và khám thực thể. Trong tiền sử bệnh và tiền sử xã hội của người mẹ, những dấu hiệu quan trọng có thể giúp các bác sĩ dễ dàng xác định tình trạng bệnh có thể điều trị hoặc những trở ngại đối với thành công của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tương tự, khám vú của người mẹ có thể cho thấy dấu hiệu gợi ý những vấn đề sẵn có. Các bà mẹ sinh con so thường sẽ thấy "xuống sữa" vào 72 giờ sau sinh. Sự thoát sữa không thường xuyên hoặc không đầy đủ trong ngày đầu sau sinh có thể gây ra đau nhiều do cương sữa và rốt cục ảnh hưởng đến lượng sữa được tạo ra.

While the infant is breastfeeding or attempting to breastfeed, the clinician can observe critical features—including infant feeding cues, position, and latch—that can help diagnose common problems or determine the need for further assistance from a lactation consultant.

Trong khi trẻ đang bú sữa mẹ hoặc đòi bú, bác sĩ lâm sàng có thể theo dõi những đặc điểm quan trọng - gồm dấu hiệu đòi bú, tư thế và khớp ngậm vú* khi trẻ bú - mà có có thể giúp chẩn đoán những vấn đề thông thường hoặc xác định sự cần thiết về hỗ trợ thêm từ chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ.


* latch còn được dịch là ngậm bắt vú

The clinician’s goals should be three-fold: (1) to encourage breastfeeding for all mothers and infants; (2) to assess and treat breastfeeding-related problems early; and (3) to provide a positive, nonjudgmental environment for promoting infant nutrition and growth.

Mục tiêu của bác sĩ lâm sàng gồm ba điều sau: (1) khuyến khích cho bú sữa mẹ đối với tất cả các bà mẹ và em bé; (2) đánh giá và điều trị sớm những bất thường liên quan tới việc nuôi con bằng sữa mẹ (3) cung cấp một môi trường tích cực và thân thiện cho việc thúc đẩy dinh dưỡng và tăng trưởng của trẻ.


2. KEY POINTS IN THE HISTORY

2. NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG TIỀN SỬ BỆNH

Mother
Delivery Complications. C-section incisions are often associated with increased pain during breastfeeding.
Medications. Sedatives, antihistamines, diuretics, or exogenous estrogen (oral contraceptives) contribute to low milk synthesis. Even a single dose of barbiturates during labor (often given for a C-section delivery for failure to progress) has been shown to impede the milk intake of infants in the first days of life.

Mẹ
Những biến chứng lúc sinh. Đường mổ lấy thai thường liên quan đến việc tăng đau trong khi cho con bú
Thuốc. Thuốc an thần, thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu, hoặc estrogen ngoại sinh (thuốc tránh thai đường uống) góp phần vào việc tổng hợp sữa kém. Thậm chí, người ta thấy rằng một liều an thần duy nhất trong khi sinh (thường dùng cho một cuộc sinh mổ khi không thể sinh thường) cũng cản trở việc bú sữa của trẻ trong những ngày đầu tiên sau sinh.
 
Medical History. Hypothyroidism, peripartum infection, or retained placenta may impair breastfeeding success. Mothers who were overweight or obese (Body Mass Index >24) prior to pregnancy are less likely to initiate breastfeeding or to continue breastfeeding through 6 months. Preexisting or pregnancy-related back pain or hemorrhoids may also complicate the pain associated with certain breastfeeding positions.
Tiền sử bệnh. Nhược giáp, nhiễm trùng chu sinh hoặc sót nhau có thể ảnh hưởng tới kết quả của việc bú sữa mẹ. Người mẹ thừa cân hoặc béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI>24) trước mang thai ít có khả năng bắt đầu cho bú sữa mẹ hoặc tiếp tục cho bú qua 6 tháng. Đau lưng có từ trước hoặc đau lưng liên quan tới thai kì hoặc bệnh trĩ cũng có thể làm phức tạp thêm tình trạng đau có liên quan tới một số tư thế cho con bú nhất định.

Surgical History. Breast reduction surgery may lead to a significant reduction in milk production. By contrast, most mothers who have breast implants can successfully nurse.
Tobacco Use. Smoking has been shown to interfere with the milk let-down reflex. There is a direct relationship between the amount a woman smokes and decreased milk production.
Tiền sử phẫu thuật. Phẫu thuật thu gọn vú có thể dẫn tới một sự giảm sản xuất sữa đáng kể. Ngược lại hầu hết các bà mẹ cấy mô vú có thể cho con bú một cách thành công
Sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá đã cho thấy ảnh hưởng xấu tới phản xạ xuống sữa. Có một mối liên quan trực tiếp giữa số lượng thuốc lá một người phụ nữ hút và sự giảm sản xuất sữa.

Maternal Support. Traditionally, women have relied on their spouses, mothers, and grandmothers for support and instruction. If these support figures are not available, mothers are more likely to benefit from thorough lactation instruction and support.
Depressive Symptoms. Peripartum depression is common, often undiagnosed, and a significant contributor to other common maternal stressors in the first months of an infant’s life. Depression and anxiety may impede milk production and successful infant latch.

Hỗ trợ bà mẹ. Theo truyền thống, những người phụ nữ dựa vào sự hỗ trợ và sự hướng dẫn từ người chồng, mẹ và bà. Nếu như sự hỗ trợ đó không có, thì người mẹ có thể hưởng lợi nhiều hơn thông qua sự hướng dẫn và hỗ trợ cho con bú toàn diện
Những triệu chứng trầm cảm. Trầm cảm chu sinh rất phổ biến, thường không được chẩn đoán, và nó  góp phần quan trọng trong những yếu tố gây căng thẳng phổ biến khác của người mẹ trong những tháng đầu đời của bé. Trầm cảm và lo âu có thể làm cản trở sản xuất sữa và khớp ngậm tốt ở trẻ.
Infant
Gestational Age. Preterm and near-term (<37 weeks’ gestation) infants are at higher risk for breastfeeding difficulty because of problems with latch and coordinated suckling.
Apgar Scores. A 5-minute Apgar score less than 6 has been associated with decreased rates of successful breastfeeding initiation.
Medical History. Significant metabolic, renal, or cardiac disorders may increase infant losses or metabolic demand. In addition to impairing adequate weight gain, these conditions may make breastfeeding more difficult for the infant or require supplementation with high-calorie formulas. Infants with Trisomy 21 syndrome often exhibit impaired oromotor skills that may make breastfeeding more challenging.

Trẻ sơ sinh
Tuổi thai. Trẻ sinh non và gần đủ tháng (<37 tuần tuổi) có nguy cơ cao hơn về khó khăn khi bú sữa mẹ vì vấn đề ngậm bắt vú và phối hợp động tác mút vú.
Chỉ số Apgar. Một chỉ số Apgar 5 phút nhỏ hơn 6 thường có liên quan với giảm tỉ lệ bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ thành công.
Tiền sử bệnh. Những rối loạn quan trọng về chuyển hóa, thận hoặc tim có thể làm tăng sự hao tổn hoặc tăng nhu cầu chuyển hóa ở trẻ. Ngoài việc giảm sự tăng cân đầy đủ, những bệnh này có thể làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ khó khăn hơn đối với trẻ hoặc đòi hỏi bổ sung thức ăn công thức giàu năng lượng. Trẻ bị hội chứng thừa nhiễm sắc thể 21* thường biểu hiện suy giảm kỹ năng vận động miệng, điều này làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ khó khăn hơn.


* Trisomy 21 syndrome còn được dịch là hội chứng 3 NST 21, hội chứng dư NST 21

Feeding Pattern. Infrequent feedings because of mother–infant separation, pacifier use, or supplementation with water, teas, or juices will interfere with milk production. Diaphoresis or tiring with feedings may be a sign of an undiagnosed cardiac or metabolic disease.
Use of Infant Formula. Use of infant formula in the newborn nursery is a predictor of early discontinuation of breastfeeding and considered a red flag for insufficient milk production.

Kiểu bú. Cho bú không thường xuyên vì mẹ và trẻ bị tách biệt, sử dụng núm vú giả hoặc cho uống thêm nước, trà hoặc nước hoa quả sẽ ảnh hưởng xấu tới việc tạo sữa. Ra mồ hôi nhiều hoặc mệt mỏi khi cho bú có thể là một dấu hiệu của bệnh tim hoặc bệnh chuyển hóa chưa được chẩn đoán.
Sử dụng thức ăn công thức cho trẻ. Sử dụng thức ăn công thức ở phòng chăm sóc trẻ sơ sinh là một yếu tố dự báo ngừng sớm việc nuôi con bằng sữa mẹ và được coi là báo động đỏ cho việc thiếu sữa.


3. KEY POINTS IN THE PHYSICAL EXAMINATION

3.NHỮNG ĐIỂM CHÍNH TRONG KHÁM THỰC THỂ

Mother
Nipple. Cracks or fissures of the nipple may indicate problems (see below). Nipple inversion is a common problem that may be corrected with the use of a hỗ trợ cho bú.
Maternal Mood. Fatigue and stress are the most common causes of inadequate milk supply. Maternal–infant emotional attachment is crucial for the breastfeeding dyad to succeed. The mother’s ability to identify and respond to her infant’s feeding cues will ensure frequent and timely feeds. This, in turn, promotes continued milk production.

Mẹ
Núm vú. Vết rạn hoặc nứt của núm vú có thể biểu lộ những vấn đề (xem phía dưới). Tụt núm vú là một vấn đề phổ biến nó có thể được khắc phục với việc sử dụng 1 cái núm vú hỗ trợ cho bú.
Tâm trạng của mẹ. Mệt mỏi và căng thẳng là nguyên nhân phổ biến nhất của việc sản xuất sữa bị sụt giảm. Gắn kết tình cảm mẹ con rất quan trọng đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ thành công. Khả năng xác định và phản ứng của mẹ với những dấu hiệu đòi bú của trẻ sẽ đảm bảo sự cho bú thường xuyên và kịp thời. Điều này, đáp lại, sẽ thúc đẩy sự sản xuất sữa liên tục.

Nursing Process
Infant Feeding Cues. Common infant feeding cues include wriggling with eyes wide open, hands to mouth or face, rooting with an open mouth, and smacking lips. Assess the mother’s facility in identifying and acting on these cues.
Infant Feeding Position. Four common positions (cradle hold, football hold, cross-cradle hold, and lying) are illustrated in Figures 1-1 to 1-4. Assess the mother’s comfort and confidence in trying at least two different positions to accommodate her and her infant.
Quá trình cho con bú
Dấu hiệu trẻ đòi bú. Những dấu hiệu trẻ đòi bú phổ biến gồm uốn éo với mắt mở to, tay đưa lên miệng hoặc mặt, mở miệng sục sạo, và chép môi. Hãy đánh giá năng lực của người mẹ trong việc xác định và hành động dựa trên những dấu hiệu này.
Tư thế cho con bú. Có 4 tư thế phổ biến (tư thế hình cánh nôi, tư thế bóng bầu dục, tư thế hình cánh nôi - đối diện và tư thế nằm) được minh họa ở hình 1-1 đến 1-4. Đánh giá sự thoải mái và tự tin của người mẹ trong việc thử ít nhất 2 tư thế khác nhau để làm cho hai mẹ con thích nghi với nhau.

Infant Latch. Nipple cracks, fissures, and pain may be caused by superficial latches that do not reach the infant’s soft palate, where the infant’s lower lip is curled inward, where mother is taking the infant off the breast without breaking suction or leading with the baby’s nose instead of the chin. Appropriate infant latch should include the following:
  - Wide-open mouth immediately prior to bringing the baby to breast
  -The baby’s lips should be flanged, “fish-like”
  -The mother holds her breast with her thumb on top and four fingers beneath (“C” hold)
  -Audible or visible swallowing, with about two to three sucks per swallow

Ngậm bắt vú. Vết rạn, nứt và đau núm vú có thể do sự ngậm bắt vú nông không chạm tới vùng khẩu cái mềm của trẻ, khi môi dưới của trẻ bị cong vào trong, và người mẹ kéo trẻ rời xa vú của mình mà không làm gián đoạn mút vú hoặc bắt đầu với mũi thay vì cằm của trẻ. Ngậm bắt vú thích hợp của trẻ bao gồm những điều dưới đây:
- Miệng trẻ mở rộng ngay trước đưa tới vú
- Môi trẻ mở rộng ra như "miệng cá"
- Người mẹ nắm vú mình với ngón tay cái của mình ở trên và bốn ngón tay còn lại ở dưới (giữ kiểu chữ "C")
- Nghe hoặc nhìn được trẻ nuốt, với khoảng 2-3 lần mút mỗi  lần nuốt
Maternal Comfort. During effective breastfeeding, the mother may experience tingling within the breast, but she should not experience sharp pains. After nursing, her breasts should feel softer without any soreness. Pain during breastfeeding is one of the most common causes of poor milk production and discontinuation of breastfeeding.

Sự thoải mái của người mẹ. Khi cho con bú có hiệu quả, các bà mẹ có thể có cảm giác ngứa ran hay kiến bò ở vú, nhưng họ không có cảm giác đau buốt. Sau khi cho con bú, vú của họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn mà không có bất kỳ đau nhức nào. Đau khi cho con bú là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tiết sữa kém và ngừng cho con bú
Infant
Normal weight gain is a good sign of successful breastfeeding. Weight loss of greater than 10% from birth weight or other signs of failure to thrive merit further investigation, including increased attention to the breastfeeding history and examination of the nursing process.
Moist mucous membranes, flat anterior fontanelle, and adequate peripheral perfusion are good signs of adequate oral hydration.

Trẻ sơ sinh
Tăng cân bình thường là một dấu hiệu tốt của nuôi con bằng sữa mẹ thành công. Giảm trọng lượng lớn hơn 10% so với cân nặng lúc sinh hoặc những dấu hiệu khác của suy giảm sự phát triển thể chất cần nghiên cứu sâu hơn, bao gồm tăng cường chú ý đến tiền sử cho con bú, thăm khám quá trình cho con bú.
Niêm mạc ẩm, thóp trước phẳng và tưới máu ngoại vi đầy đủ là những biểu hiện tốt của việc uống đủ nước.
Cleft lip or palate, high-arched palate, tight lingual frenulum, or micrognathia may impair a successful latch. Absence of a strong suck reflex may indicate poor oromotor development or an underlying neurologic abnormality that would impair breastfeeding.
Abnormal motor tone or reflexes may indicate an underlying neurologic abnormality that may also impair oromotor development and, therefore, breastfeeding.

Sứt môi hoặc hở hàm ếch, vòm khẩu cái cao, dính hãm lưỡi, hoặc  tật cằm bé đều có thể ảnh hưởng xấu tới khớp ngậm tốt. Thiếu phản xạ mút mạnh có thể cho thấy sự phát triển vận động miệng kém hay một bất thường thần kinh có sẵn mà sẽ làm giảm khả năng bú mẹ.
Trương lực vận động bất thường hoặc phản xạ bất thường có thể cho thấy ra một bất thường thần kinh có sẵn mà cũng có thể làm suy giảm sự phát triển vận động miệng và kéo theo là giảm bú mẹ.



4. PHOTOGRAPHS OF SELECTED DIAGNOSES


4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHẨN ĐOÁN





Figure 1-1 Hình 1-1
Figure 1-2 Hình 1-2

Figure 1-1 Cradle hold.

Hình 1-1 Tư thế bế cánh nôi – cùng bên
Figure 1-2 Football hold.

Hình 1-2 Tư thế bóng bầu dục.


Figure 1-3 Hình 1-3
Figure 1-4 Hình 1-4
Figure 1-3 Cross-cradle hold.

Hình 1-3 Tư thế cánh nôi – đối diện.

Figure 1-4 Lying position.
Hình 1-4 Tư thế  nằm



Figure 1-5 Hình 1-5

Figure 1-6 Hình 1-6
Figure 1-5 Feeding cue

Hình 1-5 Dấu hiệu trẻ đòi bú
Figure 1-6 Nipple fissure. Note fissure from the 2 o’clock to 8 o’clock position. Such a fissure indicates an improper latch (i.e., “nipple latch”).

Hình 1-6 Nứt núm vú. Lưu ý nứt từ vị trí 2 giờ đến 8 giờ. Vết nứt này chỉ ra một kiểu khớp ngậm không đúng cách (nghĩa là, "khớp ngậm núm vú").


Figure 1-7  Hình 1-7

Figure 1-8 Hình 1-8
Figure 1-7 Nipple fissure. Note fissure from the 11 o’clock to 5 o’clock position. Such a fissure indicates an improper latch (i.e., “nipple latch”).  
Hình 1-7 Nứt núm vú. Lưu ý nứt từ vị trí 11 giờ đến 5 giờ. Vết nứt này chỉ ra một kiểu khớp ngậm không đúng cách (nghĩa là, "khớp ngậm núm vú").

Figure 1-8 Infant nursing on a retracted nipple covered with a nursing shield.

Hình 1-8 Cho trẻ bú trên núm vú bị tụt được bọc bởi một núm hỗ trợ cho bú.


Figure 1-9 Hình 1-9
Figure 1-10 Hình 1-10

Figure 1-9 Breast engorgement. Signs of breast engorgement include a flat nipple.

Hình 1-9 Vú cương sữa. Các dấu hiệu vú cương sữa bao gồm một núm vú dẹt.

Figure 1-10 Breast reduction. Note scars from breast reduction surgery.

Hình 1-10 Phẫu thuật thu nhỏ vú. Lưu ý những vết sẹo sau phẫu thuật thu nhỏ vú.



Figure 1-11 Hình 1-11
Figure 1-13 Hình 1-13

Figure 1-11 Cross section of infant latch. Note two critical features of a successful latch: the nipple protrudes to make contact with the infant’s soft palate, and the infant’s lower lip is folded outward.
Hình 1-11 Mặt cắt ngang khớp ngậm. Lưu ý hai đặc điểm quan trọng của khớp ngậm tốt: núm vú nhô sâu vào tiếp xúc với khẩu cái mềm của trẻ và môi dưới của trẻ cong ra phía ngoài.

Figure 1-13 Ankyloglossia. Note the notched or heart-shaped tongue visible on protrusion.
Hình 1-13 Tật dính hãm/thắng lưỡi. Lưu ý lưỡi nhô ra có hình khía hoặc hình trái tim.



Figure 1-12 – Hình 1-12

Figure 1-12 Milk supply, over time.

Hình 1-12 Sản xuất sữa, theo thời gian.





5. DIFFERENTIAL DIAGNOSIS

5. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT



DIAGNOSIS
lCD-10*
CHARACTERISTICS
DURATION
ASSOCIATED
FINDINGS
COMPLICATIONS
PRECIPITATING
FACTORS
TREATMENT GUIDELINES
CHẨN ĐOÁN

ĐẶC ĐIỂM
THỜI GIAN MẮC
TRIỆU CHỨNG KẾT HỢP
BIẾN CHỨNG
YẾU TỐ NGUY CƠ
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ
Breast Pain
N64.4
Nipple fissure, cracking
Variable
Pain
Infection
Fissures or
cracks
Pain management Evaluate latch
Đau vú


Rạn, nứt núm vú
Thay đổi
Đau
Nhiễm trùng
Nứt hoặc rạn
Giảm đau
Đánh giá khớp ngậm
Cracked Nipple
Fissured
N64.0
Usually in first week, often
worsening
Variable
Pain, bleeding
Mastitis
Abscess
Poor latch, position
Counseling, repositioning
Rạn nứt núm vú


Hay xảy ra trong tuần đầu tiên, thường xấu đi
Thay đổi
Đau, chảy máu
Viêm vú
Áp xe
Tư thế khớp ngậm nông
Tư vấn, thay đổi tư thế
Nipple, Sore
O92.2
First indication of poor latch
Up to 96% of mothers
Variable
Scabbing of the nipple
Infrequent feeds
Poor latch, position
Counseling, repositioning
Trầy núm vú


Biểu hiện đầu tiên của ngậm khớp ngậm nông
Lên tới 96% các bà mẹ mắc
Thay đổi
Đóng vảy ỏ núm vú
Bú không thường xuyên
Tư thế khớp ngậm nông
Tư vấn, thay đổi tư thế
Neonatal Difficulty in Feeding at Breast
P92.5
Poor weight gain, fussy
Decreased stool and urine output
Variable
Apparently normal latch without rhythmic suck/ swallow
Poor weight gain Failure to thrive
Near-term infant
Oral—motor dysfunction
Lactation
consultant referral Supplement with expressed breast milk
Trẻ bú kém


Tăng cân kém,
biếng ăn
Giảm bài xuất phân và nước tiểu
Thay đổi
Khớp ngậm gần như bình thường nhưng thiếu  mút/nuốt có nhịp
Tăng cân kém
Suy giảm thể chất
Trẻ sinh gần đủ tháng
Rối loạn vận động miệng
Hỏi chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
Tăng cường bổ sung sữa mẹ
Breast
Engorgement
O92.29
Congestion or distension of the
breast tissue
Up to 85% of
mothers
Peaks at
3-4 days after
birth but can
last up to
14 days
Breast tissue is tight and shiny.
Milk flow is difficuIt.
Mastitis
Decreased milk production
Supplemental feeding
Infrequent feedings
Mother—infant separation
Frequent feedings
Heat application
Cold therapy
Vú cương sữa


Sưng phồng mô vú
Lên tới 85% các bà mẹ mắc
Đỉnh điểm 3-4 ngày sau sinh nhưng có thể kéo dài tới 14 ngày
Mô vú căng và bóng.
Sữa chảy khó
Viêm vú
Giảm sản xuất sữa
Cho ăn dặm
Bú mẹ không thường xuyên
Tách biệt mẹ con
Cho bú thường xuyên
Chườm nóng
Liệu pháp lạnh
Ankyloglossia
O38.1
Sore nipple
Slow weight gain despite frequent feedings
Variable
Infant unable to extend
tongue beyond lower lip
Poor weight gain

Frenulotomy
Tật dính lưỡi


Trầy núm vú
Tăng cân chậm mặc dù cho bú thường xuyên
Thay đổi
Trẻ không thể kéo lưỡi cách xa môi dưới
Tăng cân kém

Phẫu thuật cắt hãm lưỡi

*International Classification of Diseases – 10th edition

Phân loại bệnh quốc tế - xuất bản lần thứ 10




6. OTHER DIAGNOSES TO CONSIDER


6. CÁC CHẨN ĐOÁN KHÁC CẦN XEM XÉT

Maternal Causes of Poor Milk Supply

Peripartum depression
Retained placenta
Postpartum hemorrhage
Eating disorder
Primary mammary glandular insufficiency
Polycystic ovary syndrome
Systemic lupus erythematosus
Autoimmune disease or connective tissue disorder
Other chronic illness

Những nguyên nhân sản xuất sữa kém của bà mẹ
• Trầm cảm chu sinh
• Sót nhau
• Băng huyết hậu sản
• Ăn uống kém
• Suy chức năng tuyến vú nguyên phát
• Hội chứng buồng trứng đa nang
• Lupus ban đỏ hệ thống
• Bệnh tự miễn hoặc bệnh mô liên kết
• Bệnh mạn tính khác
Infant Diagnoses That May Impair Breastfeeding

Viremia/Viral syndrome
Serious bacterial illness, including urinary tract infection, pneumonia, enteritis, sepsis, and meningitis
Gastroesophageal reflux
Prematurity
Cleft lip or palate
Ankyloglossia
Gastroesophageal malformations
Metabolic disorder
Renal disease
Hypocalcemia
Hypothyroidism
Oral–motor dysfunction
Central nervous system abnormality

Những chẩn đoán ở trẻ sơ sinh có thể làm suy giảm bú mẹ
• Virus máu / hội chứng Virus
• Bệnh nhiễm khuẩn trầm trọng, bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, viêm ruột, nhiễm trùng huyết và viêm màng não
• Trào ngược dạ dày thực quản
• Sinh non
• Sứt môi hay hở hàm ếch
• Tật dính lưỡi
• Dị dạng dạ dày thực quản
• Rối loạn chuyển hóa
• Bệnh thận
• Giảm calci máu
• Suy giáp
• Rối loạn chức năng vận động miệng
• Bất thường hệ thần kinh trung ương

When to Consider Further Evaluation or Treatment
Failure to thrive is the most important indication for further evaluation by the pediatrician in partnership with a lactation consultant. Concerns for failure to thrive would include the following:

Weight loss of greater than 10% in the first week of life
Failure to regain birth weight by day 14
Average daily weight gain of less than 20 g/day
Infrequent stools, less than four stools per day, by the end of the first week
Concentrated urine, less than six wet diapers per day, by the end of the first week


Khi nào cần xem xét đánh giá hoặc điều trị tiếp theo
Suy giảm phát triển thể chất là dấu hiệu quan trọng nhất cần được các bác sĩ nhi khoa đánh giá thêm với hợp tác với của chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ. Liên quan tới sự suy giảm phát triển thể chất bao gồm những điều sau đây:
• Giảm cân lớn hơn 10% trong tuần đầu tiên sau sinh
• Không lấy lại được cân nặng lúc sinh trong 14 ngày
• Tăng cân hàng ngày trung bình ít hơn 20 g / ngày
• Đại tiện không thường xuyên, tới cuối tuần đầu tiên vẫn ít hơn 4 lần mỗi ngày.
• Nước tiểu cô đặc, tới cuối tuần đầu tiên vẫn ít hơn 6 tã ướt mỗi ngày.



Người dịch: Nguyễn Khánh Hoàng